Ngọc Tụ Nham là gì? Bật mí từ A - Z các thông tin thú vị về Ngọc

Ngày đăng: 22/04/2022
Lượt xem: 10027
Ngọc Tụ Nham là một trong bốn loại Ngọc nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc (ba loại Ngọc còn lại là Ngọc Hòa Điền, Ngọc Lam Điền và Ngọc Độc Sơn). Trong bài viết lần trước, King Jade đã giới thiệu cho bạn đọc chi tiết về Ngọc Hòa Điền và Ngọc Lam Điền. Do vậy, ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi sâu vào phân tích Ngọc Tụ Nham. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu về danh Ngọc Trung Hoa, hãy dành chút ít thời gian đọc qua các thông tin dưới đây nhé!

ngọc tụ nham

Ngọc Tụ Nham là gì?

Ngọc Tụ Nham là một loại Nephrite, được đặt theo tên của Tụ Nham, Liêu Ninh. Ngọc Tụ gây ấn tượng với vẻ đẹp tinh tế, cấu trúc chắc chắn, độ trong suốt cao và màu sắc phong phú.

Bởi vì Ngọc Tụ được hình thành trong lòng đá cẩm thạch, mà loại cẩm thạch này lại là biến thể của đá magiê carbonate, nên bề ngoài Ngọc có màu lam hoặc màu vàng lục, mờ và giống như sáp sau khi đánh bóng.

Ngọc Tụ Nham là gì

Các thông số chi tiết về Ngọc Tụ Nham:

  • Tên Tiếng Trung: 岫岩玉
  • Tên Tiếng Anh: Xiuyan Jade
  • Nơi sản xuất: Huyện tự trị dân tộc Mãn Tụ Nham, thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
  • Đặc điểm: Tính chất cứng cỏi, tinh tế ôn nhuận, ánh sáng sáng ngời
  • Độ cứng: 3,5 đến 5 độ Mohs
  • Màu sắc: Màu lam hoặc vàng lục, mờ và giống như sáp sau khi đánh bóng

Tính chất đặc biệt của Ngọc Tụ Nham:

Ngọc Tụ có kết cấu chắc chắn, tinh tế ôn nhuận, ánh sáng và màu sắc phong phú. Nó có 6 đặc tính nổi bật: Khối Ngọc lớn, màu sắc đẹp, độ sáng cao, trong suốt, mật độ tốt và độ cứng vừa đủ. Nhờ những đặc tính này mà Ngọc Tụ được đánh giá là nguyên liệu chạm Ngọc lý tưởng nhất trong các loại Ngọc.

Tính chất đặc biệt của Ngọc Tụ Nham

Bảng thành phần hóa học của Ngọc Tụ:

Thành phần hóa học của Ngọc Tụ Nham khá phức tạp. Nó có nhiều điểm khác biệt về tính chất vật lý, đặc điểm nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ nên Ngọc Tụ không chỉ đơn thuần là một loại Ngọc. Dựa trên phân tích về thành phần khoáng chất thì Ngọc tụ có thể phân loại thành Ngọc Serpentine, Ngọc Tremolite, Ngọc Serpentine - Tremolite, trong đó Ngọc Serpentine là chính.

Theo đồ thị quang phổ hồng ngoại, thành phần của Ngọc Serpentine được hiển thị, và nó chứa một lượng nhỏ Serpentine Chrysotile và chất keo. Thông qua kính hiển vi, phân tích nhiễu xạ tia X, phân tích nhiệt quét vi sai và các công cụ khác đưa ra kết quả cuối cùng, Ngọc Tụ Nham cũng được chia thành ba loại: Serpentine Jade, Fancy Jade và Chlorite Jade.

Thành phần khoáng chất của Ngọc Serpentine không đồng nhất. Cụ thể: Ngọc Serpentine màu xanh lục chủ yếu được cấu tạo từ serpentin còn Ngọc Serpentine màu vàng, cấu tạo từ serpentin, ngoài ra còn có chrysotile và antiserpentine trong khi đó Ngọc Serpentine màu trắng, chứa serpentin là chủ yếu.

Bảng thành phần hóa học của Ngọc Tụ

Ngọc Tụ Nham có bao nhiêu loại?

Có thể hiểu Ngọc Tụ Nham là thuật ngữ chung cho các loại Ngọc được sản xuất ở huyện tự trị dân tộc Mãn Tụ Nham, thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Nó không chỉ là một loại Ngọc, nên dựa theo các thành phần khoáng chất, dưới góc độ khoa học mà Ngọc Tụ có 3 loại: Ngọc Serpentine, Ngọc Tremolite, Ngọc Serpentine – Tremolite.

Ngọc Serpentine là Ngọc Tụ phổ biến nhất, được sản xuất ở khu vực Wagou của thị trấn Hadabei, Tụ Nham. Trữ lượng khoáng sản lên đến 1,76 triệu tấn nằm trong thung lũng dài hơn 10 dặm, và có 76 quặng Ngọc, khiến nó trở thành khu vực sản xuất Ngọc lớn nhất ở Trung Quốc.

Ngọc Tụ Nham có bao nhiêu loại

Ngọc Serpentine đa dạng màu sắc, xanh lục nhạt, xanh lục bảo, xanh đen, trắng, vàng, vàng nhạt, xám,… và màu xanh lục có số lượng nhiều nhất. Loại Ngọc Tụ Serpentine được đánh giá là hàng A phải có màu xanh Ngọc bích, độ trong suốt tốt, không có vết rạn, ít bông và không bị ngả màu.

Một loại Nephrite khác có thành phần tremolite được sản xuất ở Xiyugou, thị trấn Pianling, Tụ Nham, thường được địa phương gọi là Cổ Ngọc hoặc Tế Ngọc. Kết cấu của loại Ngọc này đặc biệt tinh tế, cứng cỏi. Độ cứng của nó từ 6 – 6,6 Mohs, hơi trong suốt, chứa một lượng nhỏ màu trắng tinh khiết, chủ yếu là trắng vàng, trắng xanh và xanh lục. Trong đó, màu trắng vàng xếp vào hàng thượng hạng.

Loại Ngọc thứ 3 là sự kết hợp giữa Ngọc Serpentine và Ngọc Tremolite, có màu xanh lục và trắng, hơi giống với Ngọc Bích. Về cơ bản, chủng Ngọc này mờ đục hoặc hơi trong suốt, màu sắc chủ yếu là xanh lục và trắng. Màu trắng là tremolite, màu xanh lá cây là serpentin, độ cứng tương tự như pha lê, từ 5 đến 6 Mohs.

Ngoài ra, nếu phân loại theo màu sắc thì Ngọc Tụ Nham có thể chia thành hơn chục loại, như bích Ngọc, thanh Ngọc, hoàng Ngọc, bạch Ngọc, hoa Ngọc,… Theo địa hình khu vực sản sinh ra Ngọc có thể phân thành tỉnh Ngọc, khanh Ngọc, thạch bao Ngọc, hà ma Ngọc,… Còn chia theo xuất xứ thì có Ngọc Xiyugou, Ngọc Wagou,…

>>> Xem thêm: Ngọc Lam Điền – Tứ Đại Danh Ngọc Trung Quốc

Màu sắc của Ngọc Tụ Nham

Sắc thái của Ngọc Tụ Nham được đánh giá trong hai từ “phong phú”. Chỉ riêng tông màu cơ bản của Ngọc Tụ đã phân thành năm loại: Xanh lục, vàng, trắng, đen và xám. Mỗi mỗi loại dựa theo sự thay đổi sắc điệu từ nhạt đến đậm mà lại phân thành các màu khác nhau.

Chẳng hạn như màu xanh lục có thể được chia thành xanh lục nhạt, xanh nhạt, xanh lục vàng, xanh lá cây, xanh lá cây đậm, xanh sẫm. Màu vàng được chia thành: vàng nhạt, vàng, vàng chanh. Màu trắng có trắng, trắng sữa, trắng vàng, trắng xám. Màu đen được gọi là Mặc Ngọc, chia thành màu tro đen, đen và màu xám có xám nhạt, xám, xanh xám, đen xám. Ngoài ra nếu Ngọc có nhiều màu sắc hỗn hợp với nhau như đỏ, vàng, nâu thì được gọi là “Hoa Ngọc”, trắng kết hợp với xanh lục là “Bích Ngọc”.

Màu sắc của Ngọc Tụ Nham

Nhờ vào sự đa dạng trong sắc thái mà Ngọc Tụ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế. Màu sắc đậm hoặc nhạt của Ngọc liên quan đến hàm lượng Sắt trong quặng Ngọc. Khi hàm lượng Sắt cao thì màu đậm, sẫm hơn và ngược lại, lượng Sắt thấp thì màu nhạt, sáng hơn.

Độ trong suốt của Ngọc liên quan đến thành phần khoáng chất và thành phần hóa học. Khi Ngọc Tụ được cấu tạo hoàn toàn bằng Serpentine, độ trong suốt rất cao. Nếu hàm lượng tạp chất đạt từ 5% đến 10% thì độ trong kém. Khi hàm lượng sắt và magiê trong Ngọc Tụ cao, độ trong suốt của Ngọc thấp và ngược lại.

Thẩm định chất lượng của Ngọc Tụ Nham

Nhìn vào màu sắc: So với các loại Ngọc khác, Ngọc Tụ Nham có sắc thái hết sức phong phú. Từ màu đỏ, xanh lục, vàng cho đến màu trắng, đen, xám,… Chưa kể, mỗi một màu lại có mức độ đậm nhạt khác nhau, biến hóa khôn lường. Chọn Ngọc, nên chọn khối có màu vừa đủ, tức không quá đậm hoạc quá nhạt, độ đậm nhạt vừa phải là chuẩn nhất, sáng trong, đều màu. Tất nhiên, cũng sẽ tồn tại một ít các tạp chất khiến cho màu của Ngọc Tụ không đủ thuần khiết.

Thẩm định chất lượng của Ngọc Tụ Nham

Nhìn vào độ trong suốt: Có rất nhiều viên Ngọc có độ trong suốt thấp. Một số Ngọc Tụ đạt ở mức nửa trong suốt, được xếp vào hạng “trân quý”. Tất nhiên, Ngọc có độ trong suốt cao nhất là loại Ngọc đắt giá nhất, thượng thừa, rất hiếm.

Nhìn vào kết cấu: Chất Ngọc tương đối tinh xảo, cũng có một số Ngọc Tụ kết cấu thô hơn. Ngọc Tụ hạng A là loại Ngọc có hạt tinh thể mịn, kết cấu chắc chắn, ít tạp chất, không tỳ vết hay vết rạn. Kết cấu này có thể quan sát thông qua kính hiển vi.

Nhìn vào độ trong: Điều này nói về tạp chất, tì vết hoặc vết nứt bên trong của Ngọc Tụ, mặc dù đây là những đặc điểm tự nhiên của Ngọc Tụ Nham, nhưng chúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ trong suốt của Ngọc. Do vậy, Ngọc càng ít tạp chất và tì vết thì chất lượng của Ngọc Tụ càng tốt.

Nguồn gốc lịch sử Ngọc Tụ

Ngọc Tụ là loại Ngọc lâu đời nhất trong lịch sử văn hóa ngọc của Trung Quốc.

Năm 1983, ba mảnh Ngọc màu xanh lục nhạt được khai quật từ di tích Động Tiên ở Hải thành, tỉnh Liêu Ninh, cách đây 12.000 năm. Đây là bằng chứng sớm nhất về việc con người đã phát hiện và sử dụng Ngọc Tụ trong cuộc sống. Hơn nữa, các đồ vật được chế tác từ Ngọc Tụ trong di chỉ văn hóa Xinglongwa ở Nội Mông đã được giới học thuật công nhận là cội nguồn của văn hóa Ngọc Trung Quốc.

Nguồn gốc lịch sử Ngọc Tụ

Sự phát triển và sử dụng Ngọc Tụ đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ văn hóa Hồng Sơn phía bắc hơn 5.000 năm trước. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng hầu hết các đồ vật làm từ Ngọc được khai quật từ các địa điểm văn hóa thời kỳ đồ đá mới như trung và hạ lưu sông Hoàng Hà và thung lũng sông Dương Tử cũng là từ Ngọc Tụ Nham mà ra.

Ngọc Hòa Điền được ưa chuộng trong triều đại nhà Thương và nhà Chu và trở thành “Vương Ngọc” ở thời nhà Hán. Tuy nhiên, Tụ Nham Ngọc vẫn chiếm địa vị nhất định. Triều đại nhà Hán, “dây vàng áo ngọc” “ngọc phiến” đều sử dụng Ngọc tụ mà chế tác thành. Trong Minh Định lăng (明定陵), cũng phát hiện không ít Ngọc Tụ. Và thời nhà Thanh, Ngọc Tụ xem như thịnh hành nhất thời. Ngày nay, phát hiện không ít các tác phẩm nghệ thuật làm từ Ngọc Tụ trong kho báu cung điện Thanh triều.

Nhận xét khách hàng

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi phản hồi
Hủy
Chọn xem nhận xét
  • Mới nhất
  • Hữu ích

     

    image(2).png

    Công Ty Cổ Phần Ngọc Quý King Jades