Hoàng hậu Uyển Dung thời nhà Thanh và những món trang sức Ngọc Bích yêu thích

Ngày đăng: 17/04/2022
Lượt xem: 2144
Trong cuộc đấu giá vào năm 2014 của Sotheby, có một bộ trang sức được làm từ Ngọc Bích vào thời triều đại nhà Thanh đã được bán với mức giá 6,64 triệu đô Hồng Kông. Đây là bộ trang sức bao gồm sợi dây chuyền đan xen giữa Ngọc Bích và hạt châu vàng, chiếc vòng tay Ngọc Bích kiểu truyền thống và một chiếc nhẫn hình yên ngựa. Bởi là bộ trang sức Ngọc Bích ở cuối thời nhà Thanh nên trong phiên đấu giá cũng đã rất chật vật để tìm được một mức giá trước khi mang ra đấu.

 

Đôi nét về hoàng hậu Uyển Dung

Hoàng hậu Uyển Dung tên thật là Quách Bố La Uyển Dung, sinh năm 1906, mất năm 1946, người Mãn Châu (Đoạt Oát Nhĩ Tộc), hiệu là Thực Liên, tự là Mộ Hồng. Bà là vị hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh, vợ của hoàng đế Phổ Nghi. Các tên Uyển Dung và Mạc Hồng cũng được lấy từ bài thơ "Lạc thần phú" trong câu: Phiêu nhược kinh hồng, uyển như du long.

Để nói về nhan sắc của bà thời bấy giờ thông qua những tấm ảnh được lưu trữ đến hiện tại, thì bà là một người có dung mạo xinh đẹp, đoan trang và tươi tắn. Ngoài ra, bà còn là một người thông thạo cầm kỳ thi họa, đa tài đa nghệ nên rất nổi tiếng trong giới quý tộc. Khi vừa lên 16 tuổi, Uyển Dung đã được chọn vào cung rồi trở thành vị hoàng hậu của triều đại nhà Thanh.

Chân dung hoàng hậu Uyển Dung

Chân dung hoàng hậu Uyển Dung

Các món trang sức thời bấy giờ của các phi tần trong thời nhà Thanh thường được xưởng Quảng Trữ làm ra, từ tạo Ngọc, rải hoa, điêu khắc ngà voi cho đến khảm nạm. Những món trang sức này đều có hình dáng tao nhã, cao quý, số lượng không thể đếm xuể. Năm 1922, Uyển Dung vào cung dù vua Phổ Nghi đã bị thoái vị, nhưng theo điều kiện của hoàng cung thì các gia đình của hoàng thất vẫn có thể sống ở Tử Cấm Thành, và những sắc phong của Thanh đế thời bấy giờ vẫn được giữ nguyên. Nhờ vậy mà lượng trang sức, châu báu của hoàng hậu vẫn được chính phủ bảo vệ một cách đặc biệt.

Các món trang sức trong đám cưới của hoàng hậu Uyển Dung

Vào năm 2012, những món châu báu đặc biệt từ thời nhà Thanh đã được bảo tàng cổ cung Đài Bắc trưng bày. Có đến hơn 80 vật phẩm đến từ Trầm Dương, trong đó có cả bộ trang sức trong đám cưới của hoàng hậu Uyển Dung mang tên "Thấu điêu song hỷ phỉ túy trụy" và trâm cài đầu Châu Phượng.

Bộ trang sức Ngọc Bích của Uyển Dung

Bộ trang sức Ngọc Bích của Uyển Dung

Bộ trang sức "Thấu điêu song hỷ phỉ thúy trụy" được làm từ Ngọc Bích, san hô và mễ châu. Các miếng bội đeo ở áo được làm từ Ngọc Bích, có điều khắc hai chữ Song Hỷ, phần tổng thể hình vuông. Phía trên miếng bội là tơ vàng, ở giữa còn có đính thêm một viên châu tròn làm từ san hô, ở trên viên châu đó còn được trang trí thêm những hạt thước châu trắng. Phần dưới miếng bội có thêm 4 chuỗi dây tơ vàng, đính các viên thước châu đỏ trắng. Đây vừa là lễ vật để mang Uyển Dung vào cung, vừa là món đồ vật minh chứng trân quý nhất trong buổi tiệc cưới linh đình của hoàng thất.

Chiếc trâm cài đầu Châu Phường

Chiếc trâm cài đầu Châu Phường

Chiếc trâm cài đầu Châu Phường được làm từ lông chim phỉ thúy - chim Trả, trâu châu và các loại đá quý. Phần cánh được chia thành 9 nhánh, phủ bên trên là những viên bảo thạch và trân châu, phía dưới phượng hoàng sẽ được gắn thêm một chiếc trâm bạc.

Bộ trang sức Ngọc Bích cuối cùng được lưu giữ

Phòng đấu giá Sotheby đã cho ra mắt bộ trang sức Ngọc Bích này vào năm 2014, nó được coi như là một báu vật được một cá nhân hải ngoại cất giấu đến vài thập niên. Đây là bộ trang sức được hoàng hậu Uyển Dung tặng cho mẹ bà. Mẫu dây chuyền được làm rất đầy đặn, tròn trịa đến từng viên Ngọc, hết hợp thêm hạt châu bằng vàng tăng sự giá trị. Chỉ cần thoạt nhìn qua, những giới điệu mộ cũng đã có thể nhận ra phong cách thiết kế mang đậm dấu ấn của thời nhà Thanh - nơi có công nghệ độc hữu trong cung đình thời bấy giờ. Theo ghi chép để lại, mỗi viên Ngọc Bích có kích thước là 14,50 x 12,00 mm, nó cũng chính là yếu tố quan trọng nhất để các nhà giám định biết được chắc chắn đây là sợi dây được làm từ cố cung.

Bộ trang sức Ngọc Bích cuối cùng còn sót lại của hoàng hậu Uyển Dung

Bộ trang sức Ngọc Bích cuối cùng còn sót lại của hoàng hậu Uyển Dung

Có thể nói các mẫu vòng tay Ngọc Bích hiện nay sẽ rất hiếm có được sắc xanh đều và đậm như chiếc vòng tay trong bộ trang sức này. Nếu quan sát kĩ hơn, phần vóc dáng của nó sẽ không quá hoàn mỹ mà vẫn có một vài chỗ góc cạnh. Nhưng đó lại chính là bằng chứng chính xác để khẳng định đây là một bảo vật được làm từ các thợ thủ công từ thời xa xưa.

Chiếc nhẫn trong bộ trang sức Ngọc Bích cũng sở hữu màu sắc khá đồng đều, nếu so với những chiếc nhẫn Mã An khác, thì nó có độ dày hơn, và dĩ nhiên là ánh sáng tốt hơn, thông suốt hơn nên vô cùng hiếm có.

Hoàng hậu Uyển Dung và cuộc đời nhung lụa

Sau kết hôn trong 2 năm đầu, Uyển Dung có một cuộc sống cực kỳ ấm áp ở cung điện. Vua Phổ Nghi và bà cùng nhau gặp gỡ gia đình, bạn bè, học tiếng Anh, đánh cầu, lái xe, chụp hình và lưu giữ lại những khoảnh khắc vui vẻ hiếm có này.

Hoàng hậu Uyển Dung và vua Phổ Nghi

Hoàng hậu Uyển Dung và vua Phổ Nghi

Đến năm 1924, Phùng Ngọc Tưởng bắt đầu phát động cuộc đảo chính Bắc Kinh, Phổ Nghi bị trục xuất ra khỏi Tử Cấm Thành vào ngày 5 tháng 11, Uyển Dung cũng rời cung. Bà đi theo Phổ Nghi sinh sống ở Thiên Tân, từ đó cuộc sống cũng thay đổi hoàn toàn. Cởi bỏ những bộ trang phục truyền thống, bà bắt đầu mang những bộ sườn xám thời trang, uốn tóc, đi giày cao gót rồi trở thành người phụ nữ tân thời.

Bà không hề ngại ngần mua sắm những món trang sức Ngọc Bích hay những thứ đồ mà mình yêu thích, thậm chí có nhiều thứ vẫn còn chưa được bà sử dụng đến dù chỉ một lần. Bởi vốn dĩ bà đã quen với cuộc sống được chiều chuộng, mọi thứ cũng là do Phổ Nghi chi trả, nên từ đó cũng xảy ra một cuộc tranh sủng giữa bà và người vợ lẻ tên là Văn Tú của Phổ Nghi.

Qua một khoảng thời gian, Phổ Nghi bắt đầu lộ dần bản tính yếu đuối và nhu nhược, cộng thêm những thiếu sót về thể chế và áp lực từ bà Uyển Dung, nên ông đã bị buộc phải ly hôn với Văn Tú. Đến năm 1931, ông bị người Nhật Bản dụ dỗ thiết lập Ngụy Mãn Châu Quốc ở vùng Đông Bắc. Uyển Dung đi theo ông rồi cũng trở thành bù nhìn để giám sát ông cho người Nhật. Bà bắt đầu cuộc sống buông thả, dính vào ma túy, trở nên điên điên dại dại và không còn ai có thể nhận ra một hoàng hậu Uyển Dung xinh đẹp của ngày trước nữa.

Vốn dĩ đã có một đời quyền quý xa hoa, nhưng đến cuối cùng lại rơi vào cái kết bi thảm, nó bắt nguồn từ cả lối sống của thời đại lẫn sai lầm của chính bản thân bà. Những bộ trang sức mà bà đã sở hữu đến nay cũng chỉ còn sót lại bộ Ngọc Bích này, những cái khác thì bà đã mang đi bán hết, từ đó cũng thất lạc. Người xưa cũng đã mất, năm tháng đi qua chỉ còn lưu giữ được một bộ trang sức cho đến ngày nay, và nó chính là biến thiên của thời đại.

 

Nhận xét khách hàng

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi phản hồi
Hủy
Chọn xem nhận xét
  • Mới nhất
  • Hữu ích

     

    image(2).png

    Công Ty Cổ Phần Ngọc Quý King Jades