Các loại đồ dùng để trang trí nội thất
Về cơ bản, các món đồ trang trí được làm bằng Ngọc Phỉ Thúy trong thời nhà Thanh có quá trình và mục đích khá giống nhau, và nó mang lại ảnh hưởng cực lớn đến từ hội họa trong cung đình. Thậm chí công cuộc chế tác các loại đồ dùng này còn có rất nhiều họa sĩ tham gia, vậy nên thành phẩm đa số đều mang tính nghệ thuật cao. Từ văn bản, nhân vật, động vật được điêu khắc trên bình phong, bình Phỉ Thúy hay các loại vật dụng khác đều khiến chúng ta có thể thấy được rõ phong cách hội họa thời cổ qua từng chủ đề, bố cục tầng thứ và kết cấu.
Thời nhà Thanh khá chuộng các đồ dùng từ Ngọc Phỉ Thúy
Các tác phẩm được điêu khắc muông thú đa số có tạo hình cực kỳ chính xác, thể hiện rõ tài năng của tác giả. Các loại dụng cụ khác như lư hương, cốc,… có họa các loại hình mặt thú hay hoa văn cũng được thực hiện vào giữa triều đại của nhà Thanh.
Đa số các màu sắc được thể hiện ra đều mang màu xanh biếc, phần phân giữa sẽ có pha lẫn xanh lá sẫm và nâu vàng. Chiếc bình cắm hoa phía trên được thiết kế giống như một gốc cây, có điêu khắc hoa mẫu đơn phía ngoài, phần giữa trở lên là chim chóc, phần dưới người ta dùng gỗ đỏ để làm chân đế.
Mẫu bình hoa làm từ Ngọc Phỉ Thúy
Bởi là đồ dùng và còn để trang trí, nên nó còn có thể dùng để cắm hoa. Trong khi ở thời nhà Minh, người ta đã có nhiều bình hoa thiết kế hình ống làm bằng Phỉ Thúy, thì đến thời nhà Thanh, các bình cắm hoa này lại mang nhiều hình dạng hơn, mà chủ yếu đều lấy cảm hứng từ gốc cây.
Chiếc lư hương phía trên có màu sắc thanh bạch xen lẫn, ở giữa pha chút xanh lục. Chiếc lư tròn, phần bụng được điêu khắc mặt thú nổi lên trên. Hai bên có làm hai tai đối xứng, đi kèm ba chân trụ ngắn và phẳng. Phần nắp cao như nụ hoa, trên bề mặt nắp cũng được trang trí hoa văn mặt thú đồng bộ.
Lư hương Ngọc Phỉ Thúy
Các loại lư hương bằng Ngọc Phỉ Thúy sẽ được sử dụng để đốt hương, nhưng hiện tại nó lại được lưu giữ như một tác phẩm quý giá từ thời Tống. Ở thời nhà Minh, các lư hương được làm từ Ngọc sẽ được sản xuất theo số lượng lớn, có tính thực dụng cao và không có nắp. Đến đời nhà Thanh thì những chiếc lư hương này có thêm hiệu ứng hoa văn nổi, và đa phần được sử dụng để trang trí.
Miếng Ngọc Khánh Thanh Phỉ Thúy Thái Bình này có màu sắc đậm và mang tính thẩm mỹ cao. Đây là một miếng phiến với hình dạng là một con voi. Một mặt của Ngọc được điêu khắc vân mây, ở giữa có 4 chữ triện là ” Thái bình hữu tượng”. Phần giá đỡ được làm từ gỗ tử đàn và có điêu khắc hoa văn hình lá cây.
Miếng Ngọc Khánh Thanh Phỉ Thúy Thái Bình
Miếng Ngọc này tựa như một mô hình bằng phẳng, mang ý nghĩa thiên hạ thái bình. Theo sách Hán Vương Mãng truyện còn có ghi: “Thiên hạ thái bình, ngũ cốc thành thục”, nó cũng chính là lý tưởng về trạng thái của xã hội thời bấy giờ mà các cổ nhân mong muốn.
Đồ dùng thường ngày từ Ngọc Phỉ Thúy trong cung
Trong cuộc sống thường ngày ở triều nhà Thanh, các đồ dùng để ăn uống thường có một vị trí khá quan trọng và thiết yếu, chủ yếu là các loại ly, chén, chậu, hộp, đĩa,…Bởi kích thước khá lớn, nên các loại đồ dùng này được làm từ Ngọc Phỉ Thúy sẽ hơi ít. Nếu có, những tác phẩm này cũng khá mỏng, mịn và không có đủ độ dày để điêu khắc hoa văn. Nhờ vậy mà người ta có thể nhìn rõ kết cấu cũng như đường vân của Ngọc Phỉ Thúy.
Chiếc ly được làm từ Ngọc Phỉ Thúy
Ngọc Phỉ Thúy có màu xanh lục và điểm thêm chút xanh đậm tăng độ mịn và sâu. ở phần trên của ly và đĩa có pha lẫn chút đỏ nhạt hơi cam, có thể là do nhuộm màu. Dáng ly có hình tròn, hai bên là hai tai điêu khắc hình ly long. Ở đáy còn điêu khắc 8 múi đẹp mắt. Chiếc đĩa còn được khắc thêm chữ “Càn Long niên chế” bằng tiếng triện.
Dù ở nhà Minh hay nhà Thanh, kiểu ly này cũng khá phổ biến và có nhiều dạng thức, tuy nhiên đời nhà Thanh sẽ cho ra những tác phẩm tinh xảo hơn. Nhờ vào sự giao lưu văn hóa giữa Trung Á và đại lục nên các tác phẩm ở thời nhà Thanh sẽ có pha lẫn phong cách Trung Á, đặc biệt dễ bắt gặp ở những tác phẩm thủ công mỹ nghệ. Thời bấy giờ phổ biến là hình lá hoa sen hoặc dây leo.
Đồ rửa tay hình quả đào
Đồ rửa tay bằng Ngọc Phỉ Thúy có sắc xanh nhạc xen lẫn xanh lục, dẹt như chiếc đĩa, dáng quả đào và mỏng. Phía dưới còn có trang trí thêm hai cành đào và hoa đào.
Thời đó, đồ rửa tay vốn được xem là một dụng cụ cần thiết của hoàng thất, bắt đầu từ thời nhà Tần và thời nhà Hán. Vậy nên khi các nhà khảo cổ học tổ chức khai quật sẽ tìm lấy các đồ rửa tay với số lượng lớn, và chúng đều được cất trong bảo tàng cố cung.
Đồ trang sức từ Ngọc Phỉ Thúy trong cung
Một trong những món trang sức làm từ Ngọc Phỉ Thúy thời nhà Thanh
Nói đến trang sức, người ta thường nghĩ đến ngay là nhẫn, vòng tay, dây chuyền. Nhưng ở thời nhà Thanh, nó còn bao gồm cả trâm cài tóc. Trong quá trình chế tác các món trang phục hay trang sức có sử dụng Ngọc Phỉ Thúy, mọi thứ đều được thiết kế theo ý thích của chủ nhân, ví dụ như đính cườm lên áo, quạt, gậy,…Những món đồ này được cất giữ vào cuối triều nhà Thanh, đa số là các loại Ngọc cao cấp có độ trong suốt cao, bởi nó được xem như thứ để thể hiện sự an lành, cát tường và may mắn.