Nghệ thuật chạm khắc Ngọc Quan Âm
Toc
Các nhà khảo cổ tin rằng, những món đồ Ngọc bội đã xuất hiện vào 5000 năm trước Công Nguyên, trong đó chạm khắc Ngọc bội là một trong những kỹ thuật độc đáo và có lịch sử lâu đời của Trung Hoa. Trải qua nhiều thời đại, thì hình dáng, đặc điểm cũng sẽ khác nhau.
Hiện tại, loại hình chạm khắc Ngọc đang có dấu hiệu mai một dần. Dù vậy vẫn có những nghệ nhân tiếp tục và nghiêm túc trong việc chạm khắc Ngọc, đây cũng là sợi dây giúp lưu giữ lại sự truyền thống nhưng vẫn mang đến những làn gió mới. Trong đó phải nhắc đến bậc thầy trong ngành chạm khắc Ngọc tên Lý Ánh Phong.
Đôi nét về nghệ nhân Lý Ánh Phong
Bậc thầy điêu khắc Ngọc Quan Âm Lý Ánh Phong
Lý Ánh Phong sinh năm 1978, ông được xem là bậc thầy của lĩnh vực chạm khắc Ngọc ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ông cũng là người sáng lập thương hiệu Ấn Phong Ngọc Uyển, chủ yếu là những miếng Ngọc chạm khắc hình Phật, thần,…một trong số đó, thì hình tượng Quan Âm mang lại tiếng vang lớn nhất trong ngành.
Lý Ánh Phong sinh ra ở Phủ Châu, đây là một thành phố có lịch sử văn hóa nổi tiếng lâu đời và vẫn được phát triển các môn nghệ thuật thủ công truyền thống. Bởi được sinh ra và lớn lên trong môi trường tràn đầy sự hoài niệm, Lý Ánh Phong đã có sự tâm huyết và nhiệt tình sâu sắc với lịch sử, văn hóa truyền thống nghệ thuật của Trung Hoa từ thuở nhỏ.
Ngoài ra, gia đình ông cũng là gia đình thủ công truyền thống, từ lối sống, sinh hoạt hằng ngày cũng thốc đúc sự đam mê và niềm hứng thú, từ đó tài năng của ông được khai sáng. Ông đã không ngừng cố gắng học tập, tìm tòi và phát triển, từ đó khai thác được tài năng của mình với lĩnh vực thủ công.
Vào năm Lý Ánh Phong 18 tuổi, ông đã đến Phúc Kiến để học nghề điêu khắc gỗ và chính thức tham gia vào các ngành thủ công mỹ nghệ. Nhờ vào sự ham học hỏi và lại có khả năng, các kỹ thuật chạm khắc đều được ông nắm rõ và còn hiểu biết thêm rất nhiều loại hình chạm khắc khác. Đến hơn 10 năm sau, ông mới thay đổi qua tìm hiểu chạm khắc Ngọc.
Lý Ánh Phong đã thử sức qua nhiều loại đá khác nhau, từ sáp ong, Phỉ Thúy, Bạch Ngọc, lục tùng thạch, mã não, thạch anh,…Từ đó ông mới phát hiện ra tuy các loại vật liệu có sự khác nhau, nhưng kỹ thuật chạm trổ, xử lý đều như nhau. Nếu nghệ nhân muốn thể hiện tác phẩm của mình theo các khoáng đạt tự nhiên mà vẫn tinh tế, thì nó cũng cần phải thể hiện được phong cách cảm thụ và nội tâm của chính người làm ra nó.
Đối với Lý Ánh Phong, một tác phẩm mang nét đẹp hoàn mỹ sẽ được xuất phát từ nội tâm thuần tịnh, thanh khiết. Đó cũng chính là thứ nghệ thuật hoàn hảo nhất.
Nghệ thuật chạm khắc Ngọc được khai thác từ Phật pháp
Bài viết liên quan:
Vẻ đẹp của tác phẩm điêu khắc Quan Âm
Lý Ánh Phong vốn rất yêu thích nền nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa, nhưng song song đó ông vẫn có sự hứng thú với các loại hình nghệ thuật phương Tây. Ông thường xuyên trau dồi kiến thức từ hội họa đến tạc tượng để mang lại cho bản thân nhiều lợi ích.
Vốn dĩ là người thích mày mò, tìm hiểu, ông đã tự mình tra cứu tài liệu, phân tích phong cách, vẻ đẹp, bố cục, tổng thể, cách sắp xếp,… của các kiểu kiến trúc phương Tây theo các thời kỳ. Từ đó ông cũng nhận ra được sức mạnh và vẻ đẹp trong từng bức tượng điêu khắc ở các nước phương Tây đều khác hoàn toàn với nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa.
Dần dà, ông đi sâu hơn vào việc nghiên cứu sơ đồ giải phẫu cơ thể con người, cấu trúc xương, hình dáng bên ngoài, các loại hình ảnh lập thể ba chiều,…Những điều này cũng mang lại cho ông sự trợ giúp rất lớn trong quá trình chạm khắc tượng Quan Âm.
Đến năm 2007, Lý Ánh Phong vô tình đọc được cuốn sách A Nan Vấn Phật sự cát hung kinh, sau đó nhận ra có rất nhiều bài giảng dạy giúp con người hướng về chân, thiện, mỹ. Cuốn sách đó đã giúp ông lý giải ra được rất nhiều sự vật, sự việc trong cuộc sống. Cũng từ đó mà ông có niềm yêu thích với Phật Pháp, tư tưởng Phật học rồi dành thời gian đọc những cuốn kinh sách.
Khi chạm khắc tượng Phật, Lý Ánh Phong rất chú trọng vào khuôn mặt. Do vậy nên những tác phẩm của ông thường có kích thước nhỏ như mặt dây chuyền. Mỗi chi tiết nhỏ từ nụ cười, khí chất, sự thanh thuần, thoát tục đều được ông cực kỳ chú trọng.
Lý Ánh Phong quan niệm Phật thần luôn ở trong tâm của mỗi người. Vậy nên từ lời nói, suy nghĩ hay hành động của chúng ta đều đặt dưới mí mắt của các ngài. Bởi vạy mà ông luôn đặt trọn tâm hồn, giác ngộ nhân sinh của mình vào tác phẩm trong mỗi lần chạm khắc.
Ông cho rằng trong nghệ thuật, mỗi tác phẩm đều phải có một vẻ đẹp mà khi vừa chạm ánh mắt đầu tiên đã nhìn ra được. Cái thứ hai, tác phẩm phải mang lại cho người xem cảm giác đặc biệt, nhất là đối với tượng Phật phải đem đến sự thánh khiết, thanh thản. Để có thể đạt được những điều này, bản thân phải tu luyện, trau dồi, đạt được chân, thiện, mỹ thì mới có thể mang đến một tác phẩm lay động lòng người.
Đối với Lý Ánh Phong, mỗi lần tạc tượng Quan Âm Bồ Tát, ông luôn hướng vào nội tâm của mình, từ đó tu sửa, hàm dưỡng cho đến khi mọi thứ trong tâm hồn của mình có thể hòa vào ánh sáng của sự từ bi.