Bật mí 10 loại đá quý đắt nhất thế giới
Không phải kim cương, mà 10 loại đá quý đắt nhất thế giới lại là những thứ khác, chúng vừa có giá trị, mà lại còn quý hiếm hơn kim cương rất nhiều lần. Vậy các loại đá đó là gì? Và chúng đắt đỏ tới mức nào mà đến kim cương cũng không thể so bì được? Hãy cùng King Jade tìm hiểu hay trong bài viết sau đây nhé!
Toc
- 1. Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Bích Jadeite
- 2. Đá quý đắt nhất thế giới: Kim cương đỏ
- 3. Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Long Serendibite
- 4. Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc hồng lựu màu lam
- 5. Đá quý đắt nhất thế giới: Painite
- 6. Đá quý đắt nhất thế giới: Grandidierite
- 7. Bài viết liên quan:
- 8. Đá quý đắt nhất thế giới: Benitoite
- 9. Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc lục bảo Beryl đỏ
- 10. Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Opal đen
- 11. Đá quý đắt nhất thế giới: Jeremejevite
Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Bích Jadeite
Ở thời điểm hiện tại, Ngọc Bích Jadeite vẫn còn được xem là một loại đá hiếm, kỳ bí và đắt nhất thế giới. Nhờ vào tính chất có thể đổi từ sắc lam sang đỏ hoặc ngược lại, nên người ta còn gọi nó là Phỉ Thúy. Ngọc Bích Jadeite có nguồn gốc chính ở Madagascar, nhưng người ta vẫn tìm thấy nó ở California và Mexico.
Vào năm 1997, Ngọc Bích Jadeite được rao bán với mức giá kỷ lục cho một món đồ trang sức, bao gồm 25 viên Ngọc có đường kính 0,5mm và có giá đến 9,3 triệu USD, tương đương 195 tỷ đồng. Hiện tại nó còn được bán với mức giá hơn 3 triệu USD/1 cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Kim cương đỏ
Kim cương đỏ được xem như là một loại khoáng vật quý hiếm nhất trong các loại đá quý tự nhiên. Thậm chí hầu như có rất ít người nhìn thấy được loại đá này. Viên đá quý này không chỉ có màu đỏ tươi hay đỏ thẫm, mà nó còn ngả sang màu đỏ tía cực kỳ độc đáo.
Nơi sản xuất ra một lượng nhỏ viên kim cương đỏ này là vùng mỏ Argyle ở Úc. Cứ tầm từ 1 đến 2 năm là họ lại chọn ra một viên kim cương đỏ lớn nhất, đẹp nhất để mang đi đấu giá. Hiện tại loại này đã đạt từ 2 triệu – 2,5 triệu USD/1 Cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Long Serendibite
Ngọc Long Serendibite có xuất xứ từ Sri Lanka, với cấu tạo hóa học cực kỳ phức tạp bao gồm Nhôm, Magie, Canxi, Silicon, Boron và Oxy. Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3 viên Ngọc Long Serendibite cắt giác được tìm thấy trên thế giới, với khối lượng là 0.35 cara, 0.55 cara và 0.56 cara.
Hai viên đầu tiên được chuyên gia đá quý D. P. Gunasekera phát hiện, sau đó giáo sư tên J. Gübelin người Thụy Sĩ mua lại. Hiện tại, viên Ngọc Long Serendibite nhỏ nhất cũng đã có mức giá là 1,43 triệu USD/1 cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc hồng lựu màu lam
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều Ngọc hồng lựu màu đỏ, hồng, cam, lục, vàng, tím, nâu, đen, thậm chí là không màu. Nhưng Ngọc hồng lựu màu lam lại cực kỳ hiếm, nó được tìm thấy vào cuối năm 1990 tại Bekily, Madagascar và một số nơi khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mỹ.
Viên Ngọc hồng lựu màu lam này còn có khả năng đổi màu từ sắc lục pha lam thành tím khi ở dưới ánh sáng đèn dây tóc. Hiện tượng này xảy ra là bởi Ngọc hồng lựu màu lam có nhiều khoáng chất Vanadi – kim loại quý hiếm có màu bạc, xám, xanh. Vào năm 2003, viên Ngọc hồng lựu màu lam có trọng lượng 4,2 cara đã được bán với mức giá 6,8 triệu USD.
Đá quý đắt nhất thế giới: Painite
Painite đã từng được xem là loại khoáng vật quý hiếm nhất thế giới. Một nhà khoáng vật học người Anh đã phát hiện viên đá Painite đầu tiên tại Myanmar vào năm 1950.
Qua nhiều năm về sau, người ta cũng chỉ có thể tìm thấy thêm 3 tinh thể Painite nhỏ trên khắp thế giới. Đến tận năm 2005, họ mới có thể khai quật thêm dưới 25 tinh thể này ở Myanmar. Hiện tại, vien Painite đang được rao bán với mức giá từ 50 – 60 nghìn USD/1 cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Grandidierite
Grandidierite là loại khoáng chất có màu lục ánh lam quý hiếm. Người ta tìm thấy nó chủ yếu ở bán đảo Madagascar. Viên đá Grandidierite cắt giác được tìm thấy đầu tiên và cho đến tận bây giờ là ở Sri Lanka.
Bài viết liên quan:
Lúc vừa tìm thấy, người ta còn nhầm lẫn nó với Ngọc Long Serendibite. Và giáo sư khoáng vật Edward J. Gübelin người Thụy Sĩ đã mua lại nó. Viên đá Grandidierite đó trọng lượng 0,29 cara, có khả năng chuyển màu từ sắc lam lục qua sắc trắng sáng và nó có mức giá 50 nghìn USD/0,5 cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Benitoite
Benitoite là loại đá quý được tìm thấy ở sông San Benito thuộc thành phố Benito, California. Vậy nên Benitoite cũng đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của vùng bang này. Hiện tại viên đá này đang có mức giá từ 3 nghìn – 4 nghìn USD/ 1 cara, tương đương 63 – 84 triệu đồng.
Đặc trưng nổi bật của Benitoite, đó là khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang rực rỡ khi chiếu tia đèn UV. Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân khiến cho Benitoite mang màu sắc như vậy và khả năng phát quang là từ đâu.
Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc lục bảo Beryl đỏ
Ngọc lục bảo Beryl đỏ được khai thác tại núi Wah Wah và dãy Thomas thuộc tiểu bang Utah, Mỹ và thêm một số vùng ở Mexico. Các viên Ngọc lục bảo Beryl đỏ này có chứa khoáng Rhyolite, kết tinh dưới áp suất cực thấp và nhiệt độ cực cao, đó là các khe nứt hoặc lỗ hổng có chứa magma trong núi lửa.
Hiện nay trên thế giới cũng rất khó tìm thấy được mẫu khoáng vật quý hiếm nào được mài dũa tự nhiên giống như Ngọc lục bảo Beryl đỏ. Vậy nên mức giá của nó lên đến 10 nghìn USD/1 cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Ngọc Opal đen
Ngọc Opal là cái tên xuất phát từ tiếng La Mã cổ là Opalus, nghĩa là sắc màu cầu vồng. Đây là viên Ngọc có hình mắt mèo có đủ các màu sắc của các loại đá quý khác và được xếp vào hàng quý hiếm. Nhưng loại có giá trị cao nhất lại là Opal đen, tiếp theo mới là Opal trắng, Opal lửa,…
Viên Ngọc này còn có khả năng làm tóc không bị bạc và gia tăng thị lực. Nó được tìm thấy nhiều nhất ở Úc, tuy nhiên các quốc gia như Brazil, Mexico, tiểu bang Idaho, Nevada của Mỹ cũng có xuất hiện rải rác. Hiện viên Ngọc Opal đen đang có mức giá là 2355 USD/1 cara.
Đá quý đắt nhất thế giới: Jeremejevite
Jeremejevite là 1 trong 10 loại đá quý đắt nhất thế giới. Bởi Jeremejevite được cấu tạo từ những tinh thể sắc lam thuần khiết cực kỳ xinh đẹp. Nó cũng được xem như là một loại Ngọc cực hiếm, được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1883 ở Namibia.
Khi tồn tại trong tự nhiên, Jeremejevite sẽ có màu vàng nhạt hoặc thậm chí không có màu, với hình dạng tháp thuôn dài nên rất dễ bị nhầm với Ngọc Aquamarine. Đến năm 2005, một viên đá Jeremejevite 2,93 cara được rao bán với mức giá 2000 USD/1 cara, tương đương khoảng 42 triệu đồng cho 1 cara.
Với những chia sẻ về 10 loại đá quý đắt nhất thế giới, King Jade hy vọng bạn đã biết được thêm nhiều thông tin thú vị về các loại Ngọc và đá quý trên thị trường, cũng như bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích.
>>> Xem thêm: Top 10 thương hiệu trang sức Ngọc uy tín tại Việt Nam